28 tháng 1, 2010
Cách mạng văn hóa
Mời các bạn xem tiếp lịch sử "Cải cách ruộng đất" của Việt Nam
Trung cộng cướp nước Tây Tạng
Người Tây Tạng bị Trung Cộng giết
Hàng vạn người dân dự Lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông
Hàng vạn người dân dự Lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông
(Dân trí) - Nghe tin sáng nay 25/1 thi hài vua Lê Dụ Tông sẽ về đến nơi, nhiều người dân tỉnh Thanh Hóa đã không ngủ, thức đợi để được tận mắt chứng kiến giây phút trọng đại này.
Về tham dự buổi lễ hoàn táng thi hài Hòa Hoàng đế Lê Dụ Tông có nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Thứ trưởng Bộ VH - TT - DL Trần Chiến Thắng. Về phía tỉnh Thanh Hóa có Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh và các ban ngành đoàn thể cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.
Trước đó mọi công tác chuẩn bị đã gấp rút được hoàn thành, đến 23h ngày 24/1, chiếc quách đã gấp rút được hoàn thiện, những nghệ nhân đã cố gắng để tái tạo lại những hoa văn hình vân mây trên bề mặt của quách.
Cụ Hoàng Văn Hiền, làng Bái Trạch vui mừng nói: “Ngày đưa vua đi tôi được tận mắt chứng kiến cả quan, cả quách nên đã mấy ngày nay khi nghe tin thi hài vua được đưa trở về làng tôi hồi hộp và chờ đợi mong được chứng kiến ngày này".
Sáng nay mặc dù trời mưa phùn, nhưng dòng người đổ về khu vực lăng mộ vua ngày một đông, đã có hàng vạn người dân tập trung ngay trước khu lăng mộ chờ đón giây phút thi hài vua Lê Dụ Tông được đưa về. Suốt cả mấy hôm nay người dân làng Bái Trạch như ngừng mọi việc đồng áng, chợ búa… để đón đợi lễ hoàn táng đặc biệt này.
Anh Đỗ Văn Lực đang công tác từ tận Cần Thơ nhưng nghe tin thi hài vua Lê Dụ Tông được đưa về làng, anh cũng vội vàng thu xếp công việc để cũng như nhiều người dân trong làng, trong tỉnh được chứng kiến lễ thiêng liêng và trọng đại này.
Phỏng vấn ông Scott Johnson về tự do tôn giáo ở Việt Nam
2010-01-28
Đàn áp để duy trì quyền lực
Ông Scott Johnson, luật sư, nhà hoạt động nhân quyền quốc tế và đã có nhiều năm tìm hiểu về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam nhận định về tình hình ở Việt Nam sau các vụ đàn áp vừa rồi.
Scott Johnson: Ở Việt Nam, chính quyền đã sử dụng biện pháp đàn áp tôn giáo một cách tinh vi. Trong nhiều năm, chính quyền Việt Nam đã phải chịu sức ép của quốc tế để chấm dứt việc xóa bỏ tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Công giáo, hay Tin lành và các giáo phái khác trong nước.
Để đáp lại những kêu gọi của quốc tế, thay vì tấn công trực tiếp vào các tôn giáo, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp như cho người thâm nhập vào các giáo phái. Theo tôi, Việt Nam là một nước một đảng độc tài, họ làm tất cả những gì có thể để cố gắng duy trì quyền lực. Vì thế họ cần phải đàn áp con người, đàn áp những người đối lập dám lên tiếng đấu tranh vì quyền con người, vì tự do tôn giáo, chẳng hạn như Phật giáo.
Họ đã thay đổi sách lược bằng cách tạo nên những giáo phái hợp pháp và không hợp pháp. Họ đã làm điều này nhiều năm rồi, và bây giờ thì chúng ta đã có văn bản do chính phủ Việt Nam soạn thảo nêu lên chính sách của họ để xóa bỏ các nhóm tôn giáo đối lập của người Việt ở nước ngoài bao gồm Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
Trung Quốc đặt tên lửa ở Quảng Tây
Báo chí Đài Loan vừa báo động việc Trung Quốc điều hoả tiễn tới tỉnh Quảng Tây, với tầm che phủ vươn tới Việt Nam, Bắc Ấn và Nhật Bản.
Các báo này trích nguồn tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, chuyên cung cấp tin và bình luận về các đề tài quốc phòng và ngoại giao Á châu, nói một loạt hỏa tiễn Trường Kiếm 10 từng xuất hiện trong cuộc duyệt binh mừng Quốc khánh Trung Quốc năm ngoái đã được chuyển tới binh đoàn tên lửa số 215 đóng tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.
Tầm che phủ của loại tên lửa này là hơn 1.500 cây số, vươn tới Việt Nam, Đài Loan, Bắc Ấn Độ, bán đảo Triều Tiên và đảo Okinawa của Nhật Bản.
Các nguồn tin quân sự cho hay Trung Quốc sẽ thử tên lửa qua ba giai đoạn về sức phóng, đường bay và sức công phá để tăng khả năng tránh bị phát hiện của loại hỏa tiễn trên không này.
Các điểm thử tên lửa nằm rải rác ở các khu vực tây bắc, bắc và đông bắc, như biển Bột Hải, Cát Lâm, bán đảo Sơn Đông, Cam Túc và Tân Cương.
Ai mua bánh khúc?
Bums, X-Cafe chuyển ngữ
Phóng sự này được viết dựa trên một cuộc triển lãm của Bảo tàng Phụ nữ ở Hà Nội và sẽ kể về cuộc đời của người bán hàng rong tại thủ đô của Việt Nam.
"Ai mua bánh khúc?", tiếng rao vặt vang lên trong đêm. "Ai mua bánh khúc?". Cái thân hình gầy gò hốc hác trong bộ đồ ngủ đầu đội nón chuyển động một cách chậm chạp cùng với chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa len lỏi trong ngõ nhỏ. Tiếng rao lặp đi lặp lại không ngừng "Ai mua bánh khúc?", liên tục, đơn điệu, theo từng khoảng cách đặn. Đêm lại hơi lành lạnh, mưa lun phun bao bọc toàn bộ thành phố trong một làn hơi ẩm. "Ai mua bánh khúc?". Ngày này cô ta chẳng bán được bao nhiêu. Sự mỏi mệt đã thấm sâu đến tận xương tủy, nhưng cố đi một hoặc hai vòng nữa thôi, sau đó sẽ về nhà. Ánh sáng lọt ra từ những ngôi nhà ven đường, qua cánh cửa đang mở, cô liếc nhanh vào trong, cả gia đình đang quây quần trong phòng khách xem tivi, trò chuyện và cười đùa vui vẻ. Còn gia của gia đình cô đang ngồi chờ cô trở về. "Ai mua bánh khúc?". Ngày xưa mọi việc dễ dàng hơn nhiều. Cô chưa hề bao giờ có được một cuộc sống giàu sang, nhưng những cái cần thiết nhất có bao giờ thiếu. Thế rồi chồng cô thất nghiệp, và chuyển sang lái xe ôm với đồng tiền ít hỏi hơn nhiều so với hồi còn làm nhân viên trong hãng. Con trai cả tốt nghiệp trung học và đã đi học đại học, lại tạo thêm một lỗ hổng lớn trong ngân sách gia đình. Cuối cùng cô ta chẳng có cách nào khác là phải đi bán hàng để kiếm thêm thu nhập. Không có cửa hàng riêng thì lấy đường phố làm cửa hàng vậy. "Ai mua bánh khúc?". Giờ đây thu nhập cũng chỉ đủ để trang trải qua ngày. Toàn bộ hy vọng chỉ còn trông chờ vào mấy đứa con. Sau khi tốt nghiệp hy vọng là chúng sẽ kiếm được việc làm tốt, và có thể đỡ đần được cho gia đình. Nhưng cho đến khi đó, ngày lại ngày cô vẫn phải cùng với chiếc xe đạp đi không biết bao nhiều vòng trong phố. "Ai mua bánh khúc?".
27 tháng 1, 2010
26 tháng 1, 2010
Sự Thật Về Hồ Chí Minh
Megaupload 1
Megaupload 2
Rapid Share 1
Rapid Share 2
25 tháng 1, 2010
Vụ án "lật đổ" hay bản án chế độ?
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông David Kent, có lý khi ông cho rằng bản án đối với các ông Trần Đình Duy Thức (16 năm tù), Nguyễn Tiến Trung (7 năm), Lê Công Định và Lê Thăng Long (5 năm) tác hại đến "thanh danh của Việt Nam". Có lý không phải vì ông là đại diện cho một Vương quốc lập hiến, càng không phải vì Vương quốc "Sư tử già nua" ấy là mẫu mực toàn bích của dân quyền, dân chủ và nhân quyền. Người Việt Nam không ai quên rằng, cách đây 65 năm, quân đội Anh cặp bến Sài Gòn với nhiệm vụ giải giới phát xít Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16, đã mang theo dưới hầm tàu sư đoàn của tướng Leclerc để lập lại chế độ thực dân Pháp ở Viêt Nam. Cả thế giới đều biết rằng ở Hồng Kông, trong gần suốt 100 năm, dân chủ chưa hề là mối quan tâm của chính quyền Anh. Cho gần đến ngày Anh phải trao trả "nhượng địa" này cho Trung Quốc... Bất luận thế nào, ngày nay, dưới lá cờ đỏ 5 sao của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, người dân Hồng Kông có trong tay và sử dụng những quyền dân chủ tối thiểu mà hơn một tỉ người Hoa Lục chưa hề có, và họ không sẵn sàng để cho Bắc Kinh tước đoạt những quyền cao quý ấy, cho dù ý đồ của nhà cầm quyền Anh cách đây 20 năm chẳng "trong sáng" chút nào, chẳng qua chỉ là một trò chơi khăm Bắc Kinh. Nhưng lịch sử đôi khi cũng là thành quả của những trò chơi khăm. Điều ấy, người Việt Nam, nhất là những người cộng sản Việt Nam -- ít nhất những người biết học sử -- cũng biết rất rõ : nếu không có luật habea corpus và những nhân tố pháp quyền của nền dân chủ Anh, cách đây 80 năm, một nhà cách mạng Việt Nam ắt đã bị trao trả cho mật thám Pháp để bị thủ tiêu trên Biển Đông hay xử tử hình. Nhà cách mạng ái quốc ấy, ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, đã long trọng tuyên bố thành lập một nhà nước dân chủ đa đảng ở Việt Nam.
Ông Kent có lý, vì một chính quyền có "đồng thuận cao" ở Quốc hội của một nước hoàn toàn độc lập từ 35 năm nay, hoà bình liên tục trong suốt 20 năm qua, có quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuyên bố làm bạn với mọi người, không thể "vẹn toàn thanh danh" khi bắt giam, rồi kết án tù mấy cá nhân đơn lẻ, dưới tội danh "âm mưu lật đổ chế độ" khi mà "vũ khí" duy nhất của họ là bàn phím, và phương tiện tuyên truyền, tập hợp, tổ chức duy nhất của họ là môt công cụ phi vật thể : mạng internet.
Người ta có thể tiếc rằng tuổi trẻ của Nguyễn Tiến Trung khiến anh nông nổi đến mức ngây ngô khi ca ngợi George W. Bush, người ta có thể ngạc nhiên trước quan niệm "đa đảng" khá độc đáo của luật sư Lê Công Định (một mình muốn thành lập hai ba đảng cùng một lúc), người ta có thể thất vọng khi thấy họ cả tin đối với những bè nhóm ma giáo và ồn ào ở nước ngoài (trách họ sao được, khi một nhân vật lão thành như ông Hoàng Minh Chính còn nhẹ dạ hơn họ ?), nhưng tiên thiên, không ai có quyền phủ nhận lòng yêu nước và khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phát triển, dân chủ, cởi mở của họ. Càng không thể chấp nhận chính sách đàn áp của chính quyền và bản án phi nghĩa ngày 20.1.2010 vừa qua của Toà án Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường lối thô bạo ấy, ngay trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam cũng không được tán thành. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, việc bắt giam bốn bị cáo là một quyết định của một thiểu số (4 người) trong Bộ chính trị ĐCS, mấy người trong cơ quan này (trong đó có ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước) đã bỏ phiếu chống, còn đa số không lựa chọn. Trong đời sống không mấy lành mạnh từ mấy năm nay của lãnh đạo ĐCS, đã hơn một lần, người ta biến thành nghị quyết của Bộ chính trị một lời nói lửng lơ vào cuối buổi họp, không hề được thảo luận (thí dụ điển hình là việc ông Nông Đức Mạnh, tổng bí thư, vì nghe thày phong thuỷ xúi bậy, muốn xây toà nhà Quốc hội ở Khu hoàng thành Thăng Long). Nhưng đây là lần đầu tiên, ý kiến của một thiểu số (4/15) đã bị biến thành một quyết định của Bộ chính trị, không hề được thảo luận và biểu quyết trở lại. Chỉ một việc này cũng nói lên tính nghiêm trọng của tình hình đất nước.
Nghiêm trọng vì tình hình đất nước đang trải qua một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần. Nghiêm trọng hơn nữa là sự bất cập của đảng cầm quyền và hành xử của nó trước tình hình ấy.
Cuộc xử án vừa qua chỉ là một trong muôn vàn chỉ dấu, thậm chí không phải là chỉ dấu nghiêm trọng nhất (nếu được phép xếp thứ tự cấp bậc nghiêm trọng khi bàn tới sinh mạng chính trị của những thanh niên và trung niên dũng cảm). Hành xử của chính quyền trong vụ bauxite Tây Nguyên biểu lộ khá toàn diện và sâu xa tình huống ấy : cho Trung Quốc khai thác thô quặng bô-xít tại một vùng chiến lược bằng những phương pháp lạc hậu, tác hại môi sinh, đời sống và văn hoá của đồng bào Tây Nguyên. Thoạt tiên là một câu "lãng xẹt" trong một tuyên bố chung năm 2001 (Nông Đức Mạnh - Giang Trạch Dân). Rồi dưới sức ép vừa thô bạo vừa tinh vi (kinh tế, tài chính, chính trị, và có lẽ cả sinh hoạt cá nhân) của Bắc Kinh, nó đã biến thành một "chủ trương lớn", chỉ thị Quốc hội phải bỏ phiếu "đồng thuận cao". Trong khi đó, từ đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thiếu tướng công an tại chức Lê Văn Cương, từ đảng viên tới trí thức sinh viên, từ những cơ quan đoàn thể chính thức (Liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật - VUSTA) cho đến những viện nghiên cứu tư nhân độc lập (như IDS), đều phản đối mạnh mẽ. Quan trọng hơn, như chính những người phụ trách công tác tuyên giáo đã báo cáo với Bộ chính trị : những người phản biện đều đưa ra luận chứng chính xác, đầy đủ, những người tán thành (đặc biệt là tập đoàn TKV) thì không.
Thật đáng kinh ngạc là những người cầm quyền đã đối phó như họ đã làm : cấm báo chí phản ánh, cấm phản biện công khai (quyết định 97, dẫn tới việc IDS tự giải thể để phản đối)... Chính sự cấm đoán này đã dẫn tới kết quả mà chính quyền không thể ngờ : số độc giả của báo chí giảm sút, và hơn 17 triệu lượt người vào mạng bauxite Việt Nam để tìm hiểu sự thực, trong vòng 7 tháng. Lại đối phó : trong khi toà án TP HCM "khẩn trương" xử và kết án trong vòng một ngày thì ở Hà Nội, thì giáo sư Nguyễn Huệ Chi (chuyên gia về văn học Lý Trần) phải "làm việc" từ sáng đến tối tại cục an ninh.
Mạng Bauxite Việt Nam do Nguyễn Huệ Chi điều hành đã bị đánh sập từ cuối tháng 12.2009. Chưa biết nhóm côn đồ internet này ở đâu (Việt Nam, Hồng Kông...), nhưng ở tu viện Bát Nhã, rõ ràng côn đồ không xuất phát từ Hồng Kông... Tại Đồng Chiêm, phá thánh giá dựng trên một điểm cao (chính quyền nói là xây dựng trái phép, có thể) là cả một lực lượng cảnh sát hùng hậu (mang khiên đề chữ to CSDC, rồi cả POLICE nữa, như trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng). Thật khó giải thích cách hành xử thô bạo và thất sách này, khi người ta nhớ rằng trong vụ "Toà Khâm" ở 42 Nhà Chung, chính quyền đã khôn ngoan biết chuyển bại (mưu đồ của quan chức thành phố Hà Nội biến thửa đất này thành khách sạn, chia chác tiền phát mãi) thành vườn hoa (nghĩa là thành "thắng" cho người dân, cả lương lẫn giáo).
Người ta có thể "nhân bản" những thí dụ cho thấy sự bất cập của chính quyền trong thời gian vừa qua để xử lý trăm công nghìn việc của đất nước (vụ bà Tư Hường chiếm đất ở Nha Trang, các vụ biểu tình bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa - Trường Sa, các vụ Trung Quốc hãm hại và làm tiền ngư dân, vụ xi-căng-đan Huỳnh Ngọc Sĩ, các vụ việc lớn nhỏ về giáo dục, nhà đất, tham nhũng, vụ Đào Duy Quát...). Với tình hình hiện nay (và với triển vọng Đại hội XI của ĐCS họp đầu năm 2011), có thể tin chắc rằng các vụ việc sẽ tiếp tục, ngày mỗi nhiều và nghiêm trọng hơn, báo chí tuy đã được ép vào "lề phải" một cách nghiệt ngã sẽ không thể nào bịt kín.
Vấn đề là sự ứng phó và khả năng của chính quyền.
Chính sách đàn áp, xiết chặt báo chí, ngăn chặn internet... tiến hành từ mấy năm nay chứng tỏ nhà cầm quyền thấy rõ triển vọng tình hình và hiểu rõ họ không còn uy tín trong dư luận xã hội (kẻ cả trong đa số đảng viên).
Cách đây 20 năm, trước sự đổ sụp của Liên Xô, trong lãnh đạo ĐCSVN đã có một xu hướng không lành mạnh là dựa vào Trung Quốc (cuộc họp Thành Đô, giải pháp "Cam pu chia đỏ"...), tuy không thành nhưng cũng đã để lại những bài học chua xót. Song nhờ tiếp tục đổi mới về kinh tế, và nhờ sự thoả hiệp mặc nhiên với xã hội dân sự (để cho người dân chủ động làm ăn, sản xuất), người dân cũng như chính quyền (và các cường quốc) đều không muốn có sự đảo lộn..., Việt Nam đã chuyển từ một chế độ mệnh danh "xã hội chủ nghĩa" sang hình thái tư bản chủ nghĩa hoang dại với chế độ độc đảng chuyên quyền, với những thay đổi to lớn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Lịch sử 20 năm qua cho thấy chế độ cực quyền đứng vững và đạt được những thành quả đáng kể vì song song với trấn áp, nó biết tạo ra và nương dựa vào một sự đồng thuận nhất định của xã hội.
Sự đồng thuận ấy đang cạn kiệt, trấn áp đơn thuần chỉ dẫn tới thất bại và hỗn loạn. Xã hội Việt Nam có thể, và chỉ có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng hiện nay, đất nước Việt Nam chỉ có thể đứng vững trước hiểm hoạ "quyền lực cứng và quyền lực mềm" của chủ nghĩa đại hán trên bộ, trên biển, trong nội bộ và trên quốc tế, trên cơ sở một đồng thuận mới. Đó là sự đồng thuận về quyền lợi của quốc gia, lợi ích lâu dài của các thế hệ, về sự tồn tại và phát triển của xã hội dân sự và công dân.
Sự đồng thuận ấy tuỳ thuộc vào nhận thức của toàn xã hội cũng như vào sự thức tỉnh từ chính quyền.
Số phận Bộ trưởng Ngân Khố và Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương
Hai ngày sau khi ông Scott Brown thắng cử chức vụ Thượng Nghị Sĩ tại bang Commonwealth of Massachusetts, Tổng Thống Obama đã bắt buộc thay đổi chính sách kinh tế vì đảng Cộng Hòa hiện nay có đủ 41 phiếu tại Thượng Viện để ngăn cản bất kỳ đạo luật quan trọng mà họ không thích. Không những vậy, người dân độc lập không nghiêng về bất kỳ đảng nào tại Massachusetts đã bắn tiếng là họ muốn chính phủ Hoa Kỳ phải chú tâm vào kinh tế và quan trọng nhất là chấm dứt tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Thứ Năm, đứng bên cạnh ông Obama khi đề nghị một số giới hạn liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhằm ngăn chặn ngân hàng lớn sẽ gặp phải vỡ nợ nhưng không thể phát mãi được vì quá lớn để bắt buộc ngân hàng Trung Ương phải nhẩy vào cứu chữa là cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương từ năm1979 đến 1987 ông Paul Volcker.
Nhiều ngạc nhiên nhất là ông Timothy Geithner, Tổng Trưởng Ngân Khố, là một cánh tay phải đắc lực về kinh tế từ trước đến nay thì đứng cách khá xa và ông Lawrence H. Summers, cố vấn và là Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, cánh tay phải của ông Obama thì lại đứng cuối về tay trái của Obama. Nhiều người cho rằng đây là sự thất sủng của hai nhân vật này trong nội bộ của Obama. Được biết trong thời gian gần đây, sau những tiết lộ là Timothy Geithner trong thời gian làm Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương tại NewYork đã vi phạm quyền hành khi yêu cầu hãng bảo hiểm AIG giấu một số tin tức về hoạt động của họ không cho Quốc Hội biết cộng thêm với những biện pháp cứu chữa về kinh tế đã quá tốn kém và không hiệu quả cho kinh tế và thất nghiệp thì ông Obama bắt đầu đi tìm biện pháp thứ hai có tên là "Plan B". Theo đó thì "Plan A" của Timothy Geithner chỉ có giúp đỡ cho các ngân hàng giầu có hơn nhưng người dân không được hưởng gì hết mà lại phải è đầu đóng thuế, người dân đã tức giận và kết quả là hai cuộc bầu cử Thống Đôc tại bang New Jersey, Virginia và cuộc bầu cử Thượng Nghị Sĩ tại Massachusetts mặc dầu Tổng Thống Obama thân hành nhẩy vào hỗ trợ nhưng đã không có kết quả.
Biện pháp mạnh "Plan B" của ông Obama về ngân hàng nhằm hạn chế sự làm ăn rất nguy hiểm nhà băng kỳ này được nhiều người cho cái tên là "Volcker Rule" hay "Luật lệ Volcker" được giới thân cận của Nhà Trắng cho biết là ông Obama đã nhìn thấy có tác dụng ngược về biện phát kinh tế của Timothy Geithner. Cách đây một năm, trong khi Paul Volcker đi kắp nước Mỹ phản biện rằng biện pháp cứng rắn đối với ngân hàng thì sẽ có hiệu quả về lâu về dài thì Obama lại trọng dụng phương pháp chi tiêu của Geithner. Trước cuộc bầu cử tại Massachusetts, các thân cận của Obama tiên đoán là nếu cuộc bầu cử vừa qua và vào tháng 11 năm nay nếu Đảng Dân Chủ vẫn còn đứng vững thì chức vụ của Geithner còn có cơ hội đứng vững nhưng nếu thất bại thì ông ta sẽ phải ra đi. Hiện giờ quyết định này vẫn còn bỏ ngỏ nhưng nhìn thấy Obama đang thay đổi biện pháp kinh tế từ phương pháp thẩy tiền qua cửa sổ của Geithner phối hợp với Bernanke - sang biện pháp thắt chặt ngân hàng của Paul Volcker, một thay đổi 180 độ, thì nói rõ là Obama đang lo lắng cho chính sách và sự sống còn của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tháng 11 này.
Điều lo ngại cho biên pháp kinh tế của Tổng Thống Obama không phải từ đảng Cộng Hòa mà từ chính đảng Dân Chủ của ông ta. Ngay sau khi tuyên bố là Obama yêu cầu Quốc Hội, được nắm đa số bởi đảng Dân Chủ, hợp tác với Nhà Trắng ban ra đạo luật này thì nhân vật có quyền hành đứng thứ 3 về kinh tế tại nước Mỹ là dân biểu Barney Frank (Dân Chủ) phản đối mạnh mẽ. Với lời lẽ lịch sự nhưng không đồng ý với Nhà Trắng, Barney Frank nói những đòi hỏi của Nhà Trắng như kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng bao gồm giới hạn qui mô phát triển của ngân hàng và ngăn ngừa hành vi buôn bán gây rủi ro cao như hedging phải đi từ từ. Gần như dân biểu Barney Frank đã bác bỏ biện pháp cấp tốc của Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên nội bộ của đảng Dân Chủ đã có dấu hiệu rạn nứt. Ông ta nói thêm là nếu Obama dùng biện pháp này sẽ tạo ra tình trạng giá trị nhiều ngân hàng bị rơi xuống ngay lập tức tương tự như hồi cuối năm 2008, giá trị của cổ phần nhiều ngân hàng như Citi xuống dưới $1.00 và tạo ra tình trạng hỗn loạn. Dân biểu Barney Frank quyết liệt nói là ông ta sẽ không ủng hộ biện pháp này của ông Obama nếu đi quá lẹ.
Một biến cố quan trọng mới về kinh tế trong tuần là không một ai nghĩ là sự tái bổ nhiệm của ông Ben Bernanke vào chức vụ Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương lại có thể trục trặc nhưng hôm nay thì rất có thể xẩy ra. Hôm thứ Sáu hai Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ - Barbara Boxer và Russ Feingold - chống đối sự tái bổ nhiệm của Tổng Thống Obama. Cho đến hôm nay thì Bernanke được ủng hộ bởi 26 Thượng Nghị Sĩ và 15 Thượng Nghị Sĩ khác nói là họ chống đối. Số còn lại là 59 Thượng Nghị Sĩ chưa tuyên bố là họ sẽ ủng hộ hay không. Tổng Thống Obama đã phải cấp tốc gởi các cố vấn sang Quốc Hội để tìm hậu thuẫn. Mặc dù có thể ông Bernanke được bổ nhiêm nhưng nếu với số chống đối hơn 15% thì The FED sẽ không còn hiệu quả để chống đỡ cho nên kinh tế mong manh hiện nay. Trong lịch sử khi ông Paul Volcker được tái bổ nhiệm năm 1983 với con số 84/16 thì hiệu suất của The FED trong thời gian này được đánh giá là tồi tệ nhất. Chưa kể nếu Bernanke không được tái bổ nhiệm thì nhiều người tiên đoán là Thị trường Chứng Khoán có thể rơi xuống cả ngàn điểm.
Những điều trên là những ám ảnh lo sợ cho Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ của ông ta. Lúc trước khi có cuộc bầu cử tại Massachusetts thì từ The FED cho đến Obama và đảng Dân Chủ bằng mọi cách kìm giữ Thị trường Chứng Khoán đi lên nhằm mục đích hỗ trợ cho những ngân sách chi tiêu rộng lớn như đạo luật Sức Khỏe. Họ nghĩ rằng ít nhất nếu kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục nhưng khi Thị Trường Chứng Khoán đi lên người dân phấn khỏi khi thấy tiền đầu tư, tiền trong Quỹ Hưu Trí đi lên thì tương đối dễ dàng cho họ thông qua những đạo luật họ mong muốn nhưng hiện nay tình thế thay đổi hoàn toàn. Đảng Cộng Hòa có đủ phiếu để ngăn cản, dân chúng phẫn nộ vì ngân hàng trục lợi, thất nghiệp vẫn không đi xuống, không những vậy kinh tế thế giới kể cả Trung Quốc đang cắt giảm thanh khoản tiền tệ và mọi nơi khác trên thế giới đi vào tình trạng suy thoái một lần nữa. Nếu tháng 11 năm nay Tổng Thống Obama vẫn không giữ được niềm tin của dân chúng Mỹ thì Tổng Trưởng Ngân Khố Timothy Geithner sẽ phải ra đi đầu năm 2011. Ông ta sẽ phải ra đi tương tự như trong các nhiệm kỳ của các Tổng Thống trước đây, thường thì sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (mid-term) các Bộ Trưởng không còn được ưa thích nữa có lẽ sẽ phải xin từ chức và có lẽ Timothy Geithner cũng không thoát khỏi cảnh này nếu kinh tế tiếp tục đi vào suy thoái.
Trình độ của các vị lãnh đạo đảng ta
Hồi cụ Tôn Đức Thắng còn làm Chủ tịch nước, có lần cụ đi thăm tỉnh Quảng Ninh. Cụ Tôn phải nói chuyện với 2 hội nghị, một với công nhân mỏ, một với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh.
Tại hội nghị công nhân mỏ than Quảng Ninh, cụ Tôn rút tờ giấy viết sẵn ở trong túi ra, chậm rãi đeo kính vào, và chậm rãi đọc to từng chữ “Kính–thưa-các-chị -em-phụ-nữ”. Có vài tiềng cười nổi lên, nhưng phần lớn cả hội nghị cố gắng im lặng để không làm vị Chủ tịch nước xấu hổ.Thế rồi cụ ngừng đọc, nhìn xuống hội nghị, và chậm rãi buột miệng nói ngay bên cạnh micro “Chui-cha-nhầm-rồi”, rồi cụ lại từ tốn gập tờ giấy cho vào túi, rút tờ giấy khác ra đọc. Bây giờ thì mới đúng.
Cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước là sản phẩm của cơ chế “Đảng cử, dân bầu”. Cụ Tôn chẳng có năng lực, cũng chẳng muốn làm Chủ tịch nước, nhưng Bộ Chính Trị quyết định theo cơ cấu, sau khi cụ Hồ mất, thì cụ Tôn thay thế. Thời kỳ đầu làm Chủ tịch nước, cụ Tôn cũng có niềm đau khổ vì cái chức vụ cơ cấu này, vì 2 vợ chồng già cụ phải ăn riêng. Cụ Tôn ăn theo chế độ Chủ tịch nước, cụ bà ăn theo chế độ dân thường. 2 cụ 2 mâm khác nhau, ngồi trong cùng một nhà. Vì Bộ Chính trị quyết định như vậy. Nghe nói có khi cụ ứa nước mắt ngồi ăn một mình, bảo vệ đứng bên cạnh, còn vợ cụ cũng lủi thủi ăn một mình ở phòng bên cạnh, chủ yếu chỉ có rau dưa. Mãi sau này Bộ chính trị thấy khó coi quá, mới quyết định cho 2 cụ được ăn cùng. Nghe nói khi cụ Tôn nói “chui cha nhầm rồi” ở Quảng Ninh, là thời kỳ cụ còn ăn riêng!
Ở Hà Nội thời ông Nguyễn Thanh Bình còn làm bí thư, ông cũng có chuyện nhầm lẫn như vậy. Về nói chuyện với một trường phổ thông, ông rút tờ giấy chuẩn bị cho hội nghị khác ra đọc. Khi trả lời phỏng vấn một tờ báo, gần xong cuộc phỏng vấn rồi, ông lại hỏi nhà báo: “đồng chí ở báo nào nhỉ?”. Ông Nguyễn Thanh Bình cũng nổi tiếng ở một lần đi thăm địa phương, ông bắt tay những người ra đón, và miệng luôn nói tốt tốt, vì người cộng sản thì phải luôn lạc quan chiến thắng. Ông gặp một lái xe cũ, và hỏi thăm nhiệt tình “vợ con cậu thế nào”. Người lái xe cũ nói “Dạ, vợ em mới mất ạ”. “Tốt, tốt”, ông Thanh Bình nói. Rồi ông biết mình buột miệng, nên nói lại vài câu chữa ngượng.
Còn ông Nguyễn Đức Tâm, bí thư tỉnh Quảng Ninh, thì nhân dân Quảng Ninh có nhận xét về ông như sau: “Ưu điểm lớn nhất của đồng chí bí thư tỉnh ta, là, khi ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn, không hay nói chuyện riêng”. Nhờ ưu điểm này, ông Nguyễn Đức Tâm sau này được điều về trung ương, làm Trưởng ban tổ chức trung ương, chức vụ hiện nay của ông Hồ Đức Việt.
Ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khi mới nhậm chức Tổng bí thư hòi năm 2001, cũng đi thăm một trường phổ thông ở Hà Nội. Đi thăm các cháu thiếu nhi, ông cũng rút tờ giấy viết sẵn ra đọc chăm chỉ, thỉnh thoảng cũng ngửng đầu lên cho có vẻ “ta không chỉ dựa vào giấy đâu”. Nhiều cử tọa đứng dưới nói thầm “Tổng bí thư gì mà chán quá, nói chuyện với các cháu thiếu nhi thì cứ nói tự nhiên, thăm hỏi ân cần, việc gì mà phải đọc giấy do thư ký viết sẵn như thế.”
Người dân Việt Nam ta vẫn nhớ ông Thủ tướng Phan Văn Khải, trong chuyến đi thăm Mỹ hồi năm 2005, ông Khải ngồi nói chuyện với Tổng thống Bush, tay cầm giấy đọc. Còn ông Bush ngồi nói chuyện thoải mái, tự nhiên, cười tươi, chẳng có giấy má gì cả. Hình ảnh đó được chiếu rộng rãi trên tivi. Dân ta nói, Thủ tướng của ta nói chuyện phải dùng “phao”. “Phao” là từ để chỉ học sinh vào phòng thi, bí mật mang theo tài liệu, tài liệu đó được gọi là “phao” - phao cứu sinh cho người sắp bị chết đuối. Thủ tướng phải dùng “phao”, thì học sinh cả nước khi thi đều dùng phao cũng phải.
Ông Bush sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống, già hẳn đi, tóc bạc ra. Vì ông phải tự sức làm việc. Còn các vị lãnh đạo ở nước ta hiện nay chủ yếu là do cơ cấu xắp xếp, không phải do ganh đua, cạnh tranh, thi tài thi sức như ở các nước dân chủ. Nếu nằm trong cơ cấu rồi, thì cứ thế mà lên như diều, lên rồi thì khó xuống. Làm việc chẳng vất vả gì cả. Công việc có thư ký lo, chủ yếu đi dự các hội nghị, nghe giới thiệu “Kính thưa đồng chí...” rất oai, rồi rút giấy ra đọc thôi (mà còn nhầm). Cho nên ông Vũ Oanh, khi còn làm Ủy viên Bộ Chính trị, một tháng họp đủ 26 ngày. Vào ngày Chủ nhật, không thấy đi họp gì cả, ông buồn, hỏi thư ký rằng “Sao, hôm nay không họp à?”. Bởi vậy các vị lãnh đạo Đảng ta sau khi lên làm lãnh đạo, đều béo đỏ ra, không vất vả như các vị lãnh đạo các nước dân chủ.
Ông Phan Khôi, thời Nhân văn giai phẩm năm 1956, đã viết truyện “Ông bình vôi”. Các bà ăn trầu ở nước ta đều biết cái bình vôi ăn trầu, càng lấy vôi ra để ăn trầu, cái cổ bình vôi càng bị vôi bịt kín lại, nhỏ đi. Ông Phan Khôi muốn ám chỉ cán bộ đảng viên càng lên cao, thì đầu óc càng bé lại, như cái ông bình vôi.
Cái chuyện “Ông bình vôi” đó, cách đây hơn 50 năm, bây giờ có vẻ vẫn đúng với các vị lãnh đạo Đảng ta.
Chừng nào dân ta chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo, hoặc chí ít, Quốc hội chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo, Đại hội Đảng chưa được trực tiếp bầu lãnh đạo, vẫn là cơ cấu “đảng cử, dân bầu”, thì các vị lãnh đạo “Ông bình vôi”, thích họp còn nhiều lắm trong Đảng ta.
HRW: Việt Nam – Đàn áp gia tăng trước Đại Hội Đảng
Cymbidium, X-Cafevn chuyển ngữ
Sau khi phổ biến bản Phúc Trình Thế Giới Năm 2010, Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên bố rằng bản án và hình phạt nặng nề tuần này dành cho bốn nhà tranh đấu dân chủ người Việt bao gồm luật sư bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Lê Công Định đã làm nổi bật bầu không khí đàn áp chính trị càng khắc nghiệt ở Việt Nam.
Với 612 trang, Phúc Trình Thế Giới Năm 2010, bản phê bình thường niên thứ 20 của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền về áp dụng thực tiễn nhân quyền đã tóm tắt các chiều hướng nhân quyền quan trọng trong hơn 90 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. Bản phúc trình cho biết ở Việt Nam trong năm 2009, nhà cầm quyền đã bắt bớ và giam tù hàng chục người tranh đấu cho dân chủ có liên quan đến những đảng đối lập, những blogger độc lập, những người tranh đấu bảo vệ quyền sở hữu đất đai, và những tín đồ của các hội đoàn tôn giáo không được thừa nhận.
Ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Á Châu của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền cho biết “Theo cách đối xử với các nhà phê bình ôn hòa, chính quyền Việt Nam dường như nhất quyết muốn được nổi tiếng như là một trong những quốc gia đàn áp nhất ở Á Châu. Chúng tôi sẽ hoàn toàn vui sướng nếu nhà nước Việt Nam chứng minh là chúng tôi nhầm lẫn, nhưng không có dấu hiệu nào là họ sẽ nương tay gia tăng đàn áp khắt khe các nhà bất đồng chính kiến.”
Để sửa soạn cho đại hội then chốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 2011, Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền lo ngại là chính quyền Việt Nam sẽ gia tăng chiến dịch bịt mồm những người phê bình chính phủ và kiềm chế bất an xã hội trong cố gắng dập tắt mọi thử thách tiềm tàng cho chế độ độc đảng của họ.
Ngấm ngầm sau lưng dư luận, trong năm 2009, cảnh sát đã đàn áp những nông dân biểu tình chống cướp đất ở đồng bằng sông Cửu Long, các giáo dân Công Giáo phản đối chính phủ tịch thu đất đai nhà cửa của nhà thờ, và các nhà hoạt động người Thượng Du ở Cao nguyên Trung phần khi họ kháng cự chính phủ kiểm soát nhà thờ.
Bốn nhà hoạt động cổ vũ dân chủ vừa mới bị kết án là các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Họ bị xử ở thành phố Hồ Chí Minh vào hôm 20 tháng Giêng với hình phạt từ 5 đế 16 năm tù. Họ bị bắt vào tháng 5 và tháng 6 năm ngoái vì cho là có liên hệ với Đảng Dân Chủ Việt Nam. Họ bị tố cáo là “cấu kết” với các nhà dân chủ người Việt nước ngoài để thiết lập những trang mạng chống chính quyền, đăng những bài phê bình trên mạng Internet, và kích động bất an xã hội, và họ bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Ông Trần Anh Kim, người thứ năm, bị xử năm năm rưỡi án tù theo Điều 79 vào ngày 28 tháng 12 năm ngoái.
Vào hôm 14 và 15 tháng Giêng, toà án tỉnh Gia Lai đã xử hai giáo dân người Thượng Du 9 và 12 năm tù vì bị kết án tổ chức một hệ thống “nằm vùng phản động” vi phạm chính sách đoàn kết quốc gia.
Ông Adams tuyên bố “Các chính phủ tôn trọng nhân quyền nên lên tiếng để bảo vệ các nhà hoạt động dân chủ và những người tranh đấu cho nhân quyền ôn hòa ở Việt Nam và đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải tuân thủ những cam kết với quốc tế. Trong những năm vừa qua, các quốc gia viện trợ cho Việt Nam đã quá thờ ơ về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam cho biết rằng họ sẽ không bao giờ thành công nếu không có sự ủng hộ đồng nhất từ các quốc gia có ảnh hưởng.”
Theo bản Phúc Trình Thế Giới, trong năm 2009, tòa án ở Việt Nam đã xử tù ít nhất 20 người chỉ trích chính phủ và những người hoạt động Công Giáo độc lập về tội liên quan đến an ninh quốc gia rất mơ hồ. Họ bao gồm 9 nhà đối kháng ở Hà Nội và Hải Phòng bị kết án vào tháng 10 năm ngoái vì phân phát truyền đơn chống chính phủ theo Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự. Bản án có hy vọng bị Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao giữ nguyên trong cuộc điều trình tuần này cho dù Ủy Ban Chống Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết năm ngoái rằng 5 trong số người đó bị giam giữ một cách tùy hứng.
Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền cho hay hằng trăm nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hoà đang bị cầm tù lâu dài ở Việt Nam. Tự do tín ngưỡng đi xuống trong năm 2009. Chính quyền nhắm hại các nhà lãnh đạo tôn giáo và tín đồ khi họ cổ vũ nhân quyền, tự do tín ngưỡng, và đền bù tương xứng cho tranh chấp đất đai. Đã có những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng ngàn tín đồ Công Giáo ở Quảng Bình vì họ chống đối chính quyền chiếm đoạt bất động sản của nhà thờ, và dân côn đồ được chính phủ thuê mướn để giải tán các tín đồ của Thầy Thích Nhất Hạnh, một tu sĩ Phật Giáo nổi tiếng cổ vũ cho tự do tín ngưỡng nhiều hơn.
Ở Cao nguyên Trung phần, chính phủ tiếp tục giam giữ con chiên Công Giáo người Thượng Du bị nghi ngờ thuộc về các nhà thờ tại gia không đăng ký mà chính phủ gán cho là có ý định lật đổ chính quyền, tổ chức biểu tình đòi quyền đất đai, hay đưa tin về vi phạm nhân quyền cho các nhà hoạt động dân chủ nước ngoài. Trong vài trường hợp, cảnh sát dùng roi điện và đánh đập các dân Thượng Du khi họ từ chối hứa gia nhập nhà thờ quốc doanh.
Vào tháng 5 năm ngoái, trong cuộc duyệt lại những thành tích về nhân quyền bởi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã thách thức bác bỏ những khuyến cáo từ các quốc gia hội viên cho phép các đoàn thể và cá nhân trong nước được cổ động nhân quyền, phát biểu ý kiến, và bày tỏ bất đồng chính kiến công khai. Chính phủ Việt Nam cũng từ chối mời những những chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đến thăm Việt Nam để theo dõi tự do tín ngưỡng, phát biểu chính kiến, tra tấn, và bạo hành đàn bà.
Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền tuyên bố rằng thái độ thù nghịch của chính quyền Việt Nam đối với tự do phát biểu và những nhân quyền căn bản khác không phải là điều hay cho Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam đang làm quốc gia chủ tịch. Họ đã ký vào Hiến Chương ASEAN, một thỏa ước có hiệu lực về pháp luật đòi hỏi các quốc gia hội viên phải “củng cố dân chủ, nâng cao hành chính tốt đẹp, bảo vệ và khuyến khích nhân quyền và các tự do căn bản.”
Ông Adams kết luận “Khi họ bỏ tù các người tranh đấu cho nhân quyền, các nhà hoạt động dân chủ, và các người bất đồng chính kiến trên mạng một cách ôn hòa, chính phủ Việt Nam rõ ràng đang thất hứa với ASEAN và cộng đồng thế giới.”
Phiên Tòa bôi bác của một nền Tư pháp "lâm nghiệp"
Nhiều ngày qua, sau vụ xét xử đối với bốn nhân vật đối kháng, gồm luật sư Lê Công Định và các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long về các tội danh lật đổ chính quyền tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/1/2010 đã kết thúc. Nhưng phản ứng của dư luận xã hội trong và ngoài nước còn bàn tán chưa dứt, bởi tại phiên tòa ấy đã có quá nhiều hành vi bộc lộ hết bản chất "hèn hạ" của một chính quyền nhà nước, nhưng không xử sự được ở một mức tối thiểu của chuẩn mực Tư pháp mà các hệ thống tư pháp của bất kể quốc gia nào trên thế giới trong thế kỷ XXI cũng phải có.
Nhiều người tỏ ý ngạc nhiên về sự bôi bác, cẩu thả, quá mức lộ liễu và bất chấp luật lệ của phiên tòa xét xử vội vã này, với thời gian chỉ vẻn vẹn có 8 giờ làm việc, đã có hàng loạt tình tiết , sự việc vi phạm quy định xét xử của một phiên tòa theo Bộ luật tố tụng hình sự và bao nhiêu tiểu xảo hèn mạt để bịt miệng một số bị cáo bằng kỹ thuật và dùng các tiểu xảo hèn hạ nhằm ngăn chặn các nhà báo, các giới chức ngoại giao, các nhân viên của các tổ chức quốc tế và người thân của bị cáo v.v.. tới dự phiên tòa "công khai" xét xử bốn bị cáo với tội danh nghiêm trọng "Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân".
1. Trong phiên tòa:
Bôi bác nghĩa tiếng Việt là làm qua quýt, chiếu lệ cho có và cho xong mang tính chất đối phó vô trách nhiệm. Nói chung ở Việt nam với tất cả các phiên tòa xét xử các tội danh nhạy cảm (liên quan đến chính trị) đều tiến hành chiếu lệ với các bản án đã được chỉ đạo và định sẵn từ các cơ quan cấp trên tùy theo mức độ nghiêm trọng của bản án mà tương xứng với cấp chỉ đạo bản án. Hội đồng xét xử chỉ là những hình nộm bằng xương bằng thịt, biết hít thở khí trời như những sinh vật khác, làm việc theo sự chỉ đạo của một số người lãnh đạo của đảng CSVN trong "hậu trường" để giật dây.
Đòi hỏi duy nhất và yêu cầu của sự chính xác trong cách làm việc của Hội đồng xét xử (HĐXX) là ở chỗ những người trong HĐXX họ biết ngồi đúng ghế của mình theo quy định chứ không có sự ngồi nhầm ghế của thành viên khác trong hội đồng. Vì thực ra những vị trong HĐXX gồm Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM làm chủ tọa, thừa ủy quyền VKSND tối cao, đại diện VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa gồm hai kiểm sát viên Đỗ Ngọc Oánh và Trần Văn Cảnh và ba hội thẩm nhân dân họ ngồi ghế nào thì bản án vẫn không thay đổi bởi toàn bộ HĐXX là người của đảng CSVN thì không thể khách quan được.
Những người được phép theo dõi phiên tòa nói trên trực tiếp hay gián tiếp qua các màn hình đặt cạnh phòng xử án như các phóng viên truyền thông trong nước và quốc tế, thân nhân các bị cáo, các viên chức ngoại giao và tổ chức quốc tế v.v..đều có chung một nhận xét rằng họ thất vọng về phiên xử nói trên. Đặc biệt là cách làm việc của Hội đồng xét xử đối với phiên tòa quan trọng để xét xử các bị cáo với tội danh đặc biệt nghiêm trọng là "Lật đổ chính quyền nhân dân", Hội đồng xét xử và chủ tọa phiên tòa Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM đã không tuân thủ nghiêm và triệt để Bộ luật tố tụng hình sự về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc tranh luận tại phiên tòa. Cụ thể:
- Là một phiên tòa quan trọng nhưng được xét xử công khai nhưng những quan sát viên các tổ chức quốc tế, các nhân viên ngoại giáo và các thân nhân của bị cáo chỉ được ngồi ở phòng bên cạnh xem qua màn hình còn tại phòng xử án trong cuộc trao đổi với đài RFA ngay sau phiên xử, ông Nguyễn Tự Tu, thân phụ của anh Trung trực tiếp quan sát phiên toà, cho biết: “Chúng tôi phải ngồi bên ngoài giống như các phóng viên khác, nhưng các phóng viên nước ngoài thì ngồi phòng khác, còn chúng tôi phải ngồi phòng khác. Còn trong phòng xử án thì họ lại đưa những người trong Chi bộ Đảng vào, có 6 người trong xóm tôi có mặt. Họ cho xe đến để chở đi, đưa về, nghe nói mỗi người được trả 50 ngàn. Còn gia đình thì lại không cho vào. Tôi với Ngọc Khánh, vợ của luật sư Định, phản đối nhưng họ bảo họ là cấp dưới chỉ chấp hành lệnh của cấp trên thôi.”
-Theo dự kiến người ta cho rằng do tính chất vụ án với tội danh nghiêm trọng và nhiều bị cáo phiên tòa quan trọng này sẽ được diễn ra trong hai ngày 20-21/1/2009 và cho đến phút chót Hội đồng xét xử đột ngột cho nghị án và tuyên án ngay lập tức (17h ngày 20/1/2009) trước sự bàng hoàng và sửng sốt của bị cáo và những người theo dõi phiên xử.
- Mỗi khi bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, bị cáo Lê Thăng Long nói thì loa RÈ không nghe được kể cả khi hai bị cáo này được phép nói những lời cuối cùng trước tòa người nghe cũng không được nghe trọn vẹn, khi luật sư Triệu Quốc Mạnh nói thì micro bị CÂM, đồng thời, 3 người này bị chủ tọa ngắt lời liên tục, không cho nói tiếp. Chủ tọa phiên tòa và Viện kiểm sát mất rất nhiều thời gian ca ngợi những thành quả lãnh đạo của Đảng đối với đất nước như tăng trưởng GDP, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt... và cho rằng những tồn tại có tính chất đơn lẻ và đang được khắc phục dần dần, nhưng lại thẳng thừng ngắt lời 2 bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, bị cáo Lê Thăng Long và LS Triệu Quốc Mạnh.
- Mọi việc làm có tính cách ôn hòa của các bị cáo đều bị qui kết là nhằm “lật đổ chính quyền nhân dân”. các bị cáo không được nói hết những suy nghĩ của mình trước tòa và mọi đòi hỏi của các bị cáo đều được cho qua không được xem xét giải quyết theo luật định. Ví dụ:
+ Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức nói: "Tất cả quá trình này đều vi phạm nghiêm trong Bộ luật tố tụng hình sự, trong quá trình hỏi cung, bị cáo đã bị truy bức, nhục hình". Khi bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức nói được một hai câu thì chất lượng âm thanh rất xấu đi, rất rè, bên ngoài không nghe được gì. Một chi tiết đáng xấu hổ là Chủ tọa phiên tòa hỏi (tưởng là hỏi chiếu lệ): "Các bị cáo có chấp nhận phiên tòa với hội đồng xét xử này không?" Cũng ngay lập tức bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức không thừa nhận toàn bộ hộ đồng xét xử này, vì cho rằng "tất cả các thành viên hội đồng này đều là đảng viên Đảng Cộng Sản (ĐCS), việc xét xử không thể khách quan, công tâm và yêu cầu thay toàn bộ hội đồng xét xử". Lúc này thì tiếng loa rất rè không ai nghe được gì (!?). Tuy nhiên phiên tòa cũng được dừng khoảng 20 phút để H ĐXX thảo luận, và sau đó Chủ tọa tuyên bố không chấp nhận yêu cầu của bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức
+Bị cáo Lê Thanh Long cũng "cứng đầu", không chấp nhận cáo trạng thì được chung một số phận như Trần Huỳnh Duy Thức là loa RÈ mỗi khi đến lượt bị cáo này được phép phát biểu. Tại phần thẩm vấn bị cáo, Lê Thanh Long khai “Đơn xin khoan hồng” được viết khi bị Cơ quan an ninh điều tra (CQANĐT) khủng bố về tinh thần (loa lại RÈ) và tố cáo CQANĐT bắt bớ sai luật. Bị cáo Lê Thanh Long phản đối " Bị cáo không làm gì vi phạm pháp luật, yêu cầu HĐXX không được suy diễn tùy tiện".(loa lại rè)
Trong phần bị cáo Lê Thăng Long tự bào chữa, bị cáo Lê Thanh Long đã tố cáo rằng trong trại giam, bị cáo có gửi bản khiếu nại, tố cáo, nhưng không được Cơ quan An ninh điều tra (CQANĐT) tiếp nhận giả quyết theo luật định. (loa lại RÈ). Bị cáo Lê Thanh Long còn tố cáo CQANĐT đã làm sai lệch hồ sơ vụ án và vi phạm qui định trong thời gian bị cáo bị tạm giam và Bản kết luận điều tra của CQANĐT Bộ công an là một sự dối trá và Cáo trạng của VKS chỉ có một phần sự thật.
+ Luật sư Triệu Quốc Mạnh bào chữa cho bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, mặc dù với tư cách là người bào chữa cũng bị đối xử không kém phần hai bị cáo trên. Trong trong phần thủ tục, chủ tọa Nguyễn Đức Sáu kiểm tra lý lịch từng bị cáo, tiếp theo, về quá trình bắt giữ và hỏi cung các bị cáo của cơ quan an ninh điều tra có đúng thủ tục tố tụng không?
Sau khi bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức nói: Tất cả quá trình này đều vi phạm nghiêm trong Bộ luật tố tụng hình sự, trong quá trình hỏi cung, bị cáo đã bị truy bức, nhục hình. Luật sư Triệu Quốc Mạnh được lên phát biểu nhưng micro bị câm không phát ra âm thanh nào, nên người ngồi dự bên ngoài không biết luật sư Triệu Quốc Mạnh nói những gì. (!?)
+ Điều đáng ngạc nhiên là khi bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức kêu quá mệt không tự bào chữa được, đề nghị HĐXX cho dời đến hôm sau (21/1/2009) vì còn có nhiều vấn đề khác còn đang tranh tụng. Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức nói CQANĐT không cho bị cáo mang bản “Kết luận điều tra” và bản “Cáo trạng” theo, mà đây là quyền của bị cáo được ghi trong Bộ luật tố tụng hình sự. Do vậy bị cáo phải thức 2 ngày 2 đêm học thuộc hai tài liệu nói trên để có thể tự bào chữa cho mình, nên bây giờ rất mệt, không nói được nữa, đề nghị hoãn phần bào chữa này đến ngày hôm sau. Nhưng cuối cùng HDXX vẫn cứ tuyên án như không có chuyện gì xảy ra. (!?)
- Theo bloger có nick menam0 trên mang Multiply đã để ý tin tức tường thuật trên báo chí của nhà nước về phiên tòa này và cho một thắc mắc thú vị để cho thấy rõ trước khi phiên tòa xét xử thì HĐXX đã có bản án "bỏ túi" của cấp trên giao cho, Blogger menam viết "Nếu mình không hoa mắt mà đọc nhầm tin tức thì trong một phiên tòa "xét xử công khai" - thời gian nghị án là 10 phút và khi tuyên án thì mất những 45 phút để hai người thay nhau đọc.???? Suy luận logic ==> người ta typing bản tuyên án vào thời gian nào???"
2. Ngoài phiên tòa:
Theo thông báo của báo chí trong và ngoài nước, phiên tòa xét xử này được đối phó một cách nghiêm ngặt về mặt an ninh có lẽ cách diễn tả của phóng viên đài Á Châu Tự Do đã mô tả là nhà nước “ứng xử như sắp có đại loạn”.
Công tác đảm bảo an ninh trật tự trước và sau phiên tòa được áp dụng các biện pháp an ninh cao nhất có thể có, trên các ngả đường đổ về trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ chí Minh 131 nam Kỳ Khởi Nghĩa ở khắp các ngã tư các lực lượng cảnh sát và an ninh chìm, nổi được phân công theo dõi, giám sát khu vực này rất nghiêm ngặt theo nhiều tầng, nhiều lớp khác nhau. Một blogger trẻ, người đã đến bên ngoài phiên tòa, cho biết: “Công an dày đặc ở khắp nơi. Thật không thể tưởng tượng được là họ huy động toàn bộ lực lượng cho một phiên tòa hùng hậu như thế. Xe chở bộ đội đặc công có vũ trang chạy ra vào rầm rập. Thỉnh thoảng lại có mấy chiếc xe tù chạy vòng vòng thị uy. Nếu làm một phép tính, hẳn một người đứng bên ngoài phiên tòa sẽ hân hạnh có từ 6 đến 8 người lạ mặt chăm sóc, đến cả đi mua nước uống và đi WC ở công viên bên cạnh cũng có người đi theo và nghe dùm điện thoại cho mình. Thật không thể nào tin được."
Mọi hành động của những kẻ bị tình nghi đều được đặt vào kính ngắm của chính quyền và bị xử lý kịp thời một cách thô bạo vô lý, như trường hợp của hai blogger Anhbasaigon và Seafree "can tội" ngồi uống cafe và nói chuyện với bạn bè tại một quán cafe gần khu vực đó là một ví dụ điển hình.
3. Độc chiếm truyền thông và ngăn chặn sự quan sát của quốc tế:
Chưa hết, trên các phương tiện truyền thông của nhà nước quản lý với đội ngũ hùng hậu, với hàng trăm tờ báo hình, tiếng, báo in hay báo oline từ nhiều tháng nay dưới sự chỉ đạo của đảng đã thay nhau làm việc của tòa án phải làm là luận và kết tội các nhân vật kể trên hòng định hướng dư luận. Ngược lại với những trang mạng oline lề bên phải nổi tiếng như X-cafe, Danluan, Báo Tổ quốc... hay những trang như bauxite.info, Talawas, Đối thoại ... đã bị đánh gục trong các chiến dịch dọn đường trước đó, thì đã chịu thảm cảnh các cuộc oanh tạc của những đợt tấn công "từ chối dịch vụ (DDos)" dẫn tới hầu như bị tê liệt trong các ngày trước và sau xử án. Ban quản trị các trang mạng nói trên đã kịp thời sử dụng các trang blog để làm cầu nối với bạn đọc thì chỉ sau vài giờ đồng hồ không hiểu vì lý do gì cũng bị từ chối dịch vụ (!?).
Với các khách nước ngoài thuộc giới ngoại giao, truyền thông nước ngoài, các tổ chức liên quan đến bảo vệ nhân quyền, Tổ chức ân xá quốc tế hay Hiệp hội Luật sư Quốc tế (IBA)...thì nhà nước dùng các biện lừa gạt, cố tình cấp lộn visa, cấm không cho họ vào nơi xử án bị ngăn trở không cho tham dự phiên xử bốn nhà bất đồng chính kiến tại thành phố Hồ Chí Minh hồi ngày 20 tháng giêng vừa qua. Ví dụ như hai quan sát viên thuộc Hiệp hội Luật sư Quốc tế, IBA, bị ngăn trở không cho tham dự phiên xử và ngay sau phiên xử họ đã buộc phải làm việc với cơ quan An ninh Việt nam. Theo các tổ chức này, việc có mặt của họ đã trở thành thông lệ cử quan sát viên đến các phiên xử được cộng đồng quốc tế chấp nhận, họ tin rằng sự hiện diện của những quan sát viên độc lập, không thiên vị giúp tạo thuận lợi cho qui trình xử án đúng chức năng, cũng như bảo đảm quyền được phán xử công bằng.
Lời bàn:
Việt nam là một quốc gia có chủ quyền có luật pháp, là thành viên LHQ và đang nắm vai trò chủ tịch Asian, đã tham gia làm thành viên và ký kết các công ước quốc tế. Vậy không hiểu lý do gì mà giai đoạn gần đây nền tư pháp Việt nam đã xuống cấp ở mức báo động? Chính quyền Việt nam đặc biệt là bộ máy tư pháp và các cơ quan bảo vệ pháp luật có những hành động nhạo báng công lý và lương tri của loài người tiến bộ. Thật đau lòng khi nghe Janice Beanland thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói " Diễn tiến phiên tòa khiến cho chúng tôi thấy rất đáng nghi ngờ là các bị can đã được xem là vô tội cho đến khi họ bị tòa buộc tội. Trong một vụ án quan trọng như thế, mà các quan tòa chỉ thảo luận vỏn vẹn trong vòng 15 phút để rồi đưa đến một bản án phải mất 45 phút mới đọc xong, thì đây rõ ràng là những dấu chỉ cho thấy việc kết tội cũng như bản án đã được định đoạt trước phiên tòa. Điều này hoàn toàn vi phạm nguyên tắc căn bản là các bị cáo phải được xem là vô tội cho đến khi được xét xử".
Những sự việc trên đây diễn ra trong và ngoài phiên tòa xét xử các nhân vật chống đối như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thanh long trong vẻn vẹn 8 giờ đồng hồ ngày 20/1/2009 vừa qua. Điều đau buồn và hổ thẹn nhất của những người có lương tri và tôn trọng công lý là trong 8 giờ đồng hồ đó thì thời gian buộc tội và đọc lời tuyên án trước tòa mất nhiều thì giờ hơn là thời gian tranh luận để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, vậy mà qua đó những lời buộc tội và tuyên án này được viết ra sẵn từ trước vẫn được coi như một bản án của một chính quyền nhà nước tự xưng là chính quyền của nhân dân.
Dư luận xã hội trong và ngoài nước họ không bàn tới bản án dành cho các bị cáo nặng hay nhẹ, mà người ta quan tâm tới chất lượng của một phiên tòa công minh và thượng tôn pháp luật. Xét xử công khai thì tối thiểu những quan sát viên quốc tế, phóng viên báo chí trong và ngoài nước, thân nhân các bị cáo là hàng đầu phải được phép vào bên trong phòng xử án chứ không thể kiểu bỏ tiền thuê người vào ngồi kín chỗ thì thật quá tiểu nhân. Phiên tòa công bằng và nghiêm minh thì phải tuân thủ đúng và đủ Bộ luật tố tụng hình sự, tạo điều kiện kể cả thời gian và cơ hội cho bị cáo và luật sư của họ trình bày cho hết nhẽ, tranh luận tới thấy được lẽ phải mới xứng là quân tử. Nhất là với những phiên tòa nhạy cảm mà cả thế giới họ quan tâm như vụ án quan trọng này.
Không thể lấy lý do tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN ra làm lời biện minh vì sự vụng về và bôi bác của phiên xử này nghe không có sức thuyết phục, đừng đem chuyện của một nhóm đầy tớ ra để dân lành khổ lây kiểu "Trâu bò đánh nhau con người chết" như vậy. Sao vì quyền lực lại phải tranh giành cắn xé nhau mà không để nhân dân, những người chủ của đất nước họ lựa chọn ai là người lãnh đạo?
Một Nhà nước pháp quyền của dân thì tam quyền Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp phải độc lập, Hiến pháp và luật pháp phải nghiêm minh và được coi trọng, mọi người phải bình đẳng trước luật pháp và Hiến pháp phải được tôn trọng triệt để thì mới duy trì được phép nước. Vụ án ô nhục nói trên cũng là bài học cho những kẻ tán thành cái chủ trương gọi là Đảng CSVN được phép ngồi xổm trên ba cơ quan trên mà ngay trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam không chấp nhận tình trạng này.
Một phiên tòa tồi tệ và bôi bác như phiên tòa đầu năm mới vừa qua chính là hệ quả của một chính quyền vô luật pháp, sử dụng mọi thứ tiểu xảo đê hèn vì cái lợi ích trước mắt của một số kẻ cầm quyền phe bảo thủ thì không thể gọi là một nhà nước, mà chỉ thể gọi là một Du Đảng. Đó là Đảng của những kẻ Du côn, của một nền tư pháp mang tính chất "lâm nghiệp", thiếu sự đàng hoàng của một chính nhân quân tử thì làm sao được gọi là một đảng đại diện cho quyền lợi của dân tộc, cho nhân dân?
Không biết có phải vì ông cầm đầu Du Đảng ấy học ngành Lâm nghiệp ra không mà để đất nước đến nông nỗi ngành Tư pháp chơi toàn luật rừng thế?
Phúc Trình của Tổ chức Giám sát Nhân quyền về Việt Nam
Cymbidium, X-Cafevn chuyển ngữ
Nhà cầm quyền thắt chặt kiểm soát việc truy cập Internet, blog, khảo cứu độc lập, và ngăn cấm phát tán hoặc ấn hành những nội dung chỉ trích chế độ. Tự do tín ngưỡng tiếp tục đi xuống khi chính quyền nhắm hại các nhà lãnh đạo tôn giáo và những tín đồ vì họ kêu gọi tôn trọng nhân quyền, tự do tín ngưỡng, và đền bù xứng đáng cho tranh chấp đất đai.
Đàn Áp Chính Kiến Khác Biệt
Để dẹp trừ những trở ngại cho Đảng Cộng Sản và phòng ngờ những bất an xã hội trước một kỳ họp quan trọng trong tháng 6 năm 2009, vào tháng 5, nhà cầm quyền phát động một phong trào bắt bớ, họ giam giữ 27 người mà họ vu cáo là có liên hệ đến Đảng Dân Chủ Việt Nam, một tổ chức bị cấm đoán. Ít nhất 5 người bị đem ra tòa vì tội đe dọa an ninh quốc gia trong đó có luật sư nổi tiếng Lê Công Định. Tại thời điểm viết phúc trình này, họ vẫn chưa được xử. Sau đó, họ bắt thêm ít nhất 8 người bất đồng chính kiến, blogger, và các nhà hoạt động chính trị khác nữa.
Tự Do Liên Đới và Hội Họp
Nhà cầm quyền cấm đoán mọi tổ chức nhân quyền và nghiệp đoàn thợ thuyền độc lập cũng như mọi đảng phái chính trị đối lập. Công nhân không được đình công nếu không được công đoàn lao động nằm trong tay đảng cho phép. Những người tranh đấu cho quyền lợi công nhân và nghiệp đoàn độc lập đều bị quấy rối, bắt giữ, hay giam cầm.
Trong khi nhà cầm quyền đôi khi để yên những nông dân tụ tập biểu tình ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh để phản đối chính phủ chiếm đất đai hay tham nhũng ở địa phương, những cuộc biểu tình có tính cách chính trị thường đều bị cấm. Cảnh sát đàn áp biểu tình thường xảy ra ở những nơi dư luận không để ý, nhất là ở miền quê. Điển hình là vào tháng 5 ở đồng bằng sông Cửu Long, cảnh sát giải tán những nông dân gốc người Cam Bốt biểu tình chống cưỡng chiếm đất đai và bắt giam Huỳnh Bá vì lý do tổ chức biểu tình. Từ lúc bị bắt, ông ta vẫn đang bị biệt giam ở Sóc Trăng.
Tự Do Tín Ngưỡng
Luật pháp Việt Nam đòi hỏi các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà cầm quyền và hoạt động dưới quyền quản trị của các ủy ban thuộc về chính quyền. Những người đi theo những tổ chức tôn giáo không đăng ký và những người tranh đấu vì tín ngưỡng cổ động cho nhân quyền được quốc tế bảo đảm đều bị gây khó khăn, bắt bớ, hoặc quản thúc tại gia.
Trên Cao nguyên Trung phần trong năm 2009, nhà cầm quyền giam giữ hàng chục con chiên Công Giáo người Thượng Du vì tội đi theo các nhà thờ tại gia không đăng ký mà chính phủ gán cho là có ý đồ lật đổ chính quyền, tổ chức biểu tình đòi quyền sở hữu đất đai, hay đưa tin về vi phạm nhân quyền cho các nhà tranh đấu dân chủ nước ngoài. Trọng tâm của đàn áp là tỉnh Gia Lai với 50 người Thượng Du bị bắt và ít nhất 9 người bị xử án tù trong năm. Trong vài trường hợp, cảnh sát dùng roi điện và đánh đập các dân Thượng Du khi họ từ chối hứa gia nhập nhà thờ quốc doanh.
Nhà cầm quyền tiếp tục đối xử thậm tệ các tín đồ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà vị thượng sư của giáo hội vẫn còn bị quản thúc tại chùa vì công khai chỉ trích các chính sách của chính phủ. Các nhà tranh đấu cho tín ngưỡng khác ở Việt Nam vẫn còn nằm trong lao lý bao gồm linh mục Công Giáo Nguyễn Văn Lý, một linh mục Tin Lành, và vài tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.
Trong tháng 7, có đến 2 trăm ngàn tín đồ Công Giáo biểu tình ôn hoà ở Quảng Bình sau khi cảnh sát phá hủy một nhà thờ tạm thời được cất lên gần di tích đổ nát của một nhà thờ cổ. Cảnh sát dùng lựu đạn khói cay và roi điện đánh đập giáo dân, bắt giam 19 người và kết tội 7 người vì làm náo loạn trật tự công cộng.
Trong tháng 9, nhà cầm quyền dùng bạo lực trục xuất hơn 300 sư và ni cô Phật Giáo ra khỏi một trung tâm thiền đạo ở Lâm Đồng mặc dù trung tâm này đã được thành lập từ năm 2005 có giấy phép của nhà cầm quyền. Sau khi nhà cầm quyền buộc các tu sĩ trở về nguyên quán, tối thiểu hai người bị quản thúc tại gia. Nhà cầm quyền đã dùng những đòn phép để đóng cửa trung tâm này sau khi thầy Thích Nhất Hạnh, một nhà tranh đấu cho hòa bình đề nghị vào năm 2007 là nhà cầm quyền nên nới lỏng những hạn chế tự do tín ngưỡng.
Tự Do Phát Biểu và Thông Tin
Nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ báo chí bằng cách dùng hình phạt đối với các nhà văn, ấn phẩm, trang mạng, và những người truy cập mạng Internet để phát tán tin tức hay những bài viết chống chính phủ, có nguy hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật quốc gia, hay cổ động các ý tưởng “phản Động.”
Trong năm 2009, Thủ tướng Việt Nam ban hành Quyết Nghị 97 cấm ngặt phát hành những nghiên cứu có tính cách phê bình hay chống chính phủ hoặc đảng, và hạn chế các tổ chức tư nhân chỉ được khảo cứu trên 317 chủ đề đã được nhà nước chấp thuận trước. Viện Nghiên Cứu Phát Triển, một tổ chức trí thức “Think Tank” độc lập duy nhất ở Việt Nam đã đóng cửa vào tháng 9, một ngày trước khi Quyết Nghị 97 bắt đầu có hiệu lực.
Nhà cầm quyền kiểm soát truy cập mạng Internet bằng cách dò thám các hoạt động, bắt bớ các nhà đối lập chính kiến trên mạng, và ngăn chận những trang mạng của một số tổ chức nhân quyền và chính trị. Chủ nhân của những quán cà phê Internet buộc khách hàng phải đưa chứng minh thư có ảnh, dò xét và lưu trữ tin tức về các hoạt động trên mạng Internet của khách hàng. Một bản thông cáo trong năm 2008 về luật lệ blog yêu cầu các blogger chỉ được viết bài có nội dung cá nhân, và cấm đăng những bài có tính cách chính trị hoặc về những vấn đề mà nhà cầm quyền cho là bí mật quốc gia, có âm mưu lật đổ chính quyền, hoặc đe dọa an ninh quốc gia và trật tự xã hội.
Các nhà báo viết về những chủ đề gây tranh cãi đều bị phạt, bãi nhiệm, và giam giữ. Vào tháng Giêng năm 2009, những biên tập viên của hai tờ báo hàng đầu bị mất việc sau khi viết bài phơi bày một vụ tham nhũng nổi tiếng vào năm 2005.
Trong khi nhà cầm quyền làm ngơ một số tranh luận công khai về mối quan hệ nhậy cảm với Trung Quốc trong năm 2009, họ lại dùng một số biện pháp trừng phạt mạnh tay dành riêng cho những người phê bình chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc là mềm mỏng, nhất là về vụ tranh cãi Trung Quốc khai có chủ quyền trên các đảo ngoài khơi và về đầu tư khai thác bô xít của họ trên Cao nguyên Trung phần. Vào tháng 4, nhà cầm quyền đóng cửa báo Du Lịch vì viết bài phê bình tranh chấp chủ quyền đất đai của Trung Quốc với Việt Nam, và vào tháng 5, phó biên tập của tờ báo bị cho nghỉ việc. Trong những tháng 8 và 9, cảnh sát bắt và tạm giam hai blogger và một phóng viên mạng về tội có liên quan đến an ninh quốc gia sau khi viết bài chỉ trích Trung Quốc. Cũng trong tháng 9, nhà cầm quyền phạt biên tập viên của trang mạng Đảng Cộng Sản vì đăng tải tin tức “chưa được cho phép” về Trung Quốc đang thao dợt quân đội để bảo vệ hải phận của họ với Việt Nam.
Hệ Thống Toà Án Xét Xử
Cảnh sát tra tấn là chuyện thông thường, nhất là lúc hỏi cung các tù nhân chính trị và tôn giáo bị biệt giam trước khi đem ra xét xử và bị từ chối gia đình thăm viếng hay liên lạc với luật sư. Hệ thống toà án ở Việt Nam không có tính cách độc lập và bất thiên vị. Những nhà bất đồng chính trị và tôn giáo thường bị xử mà không có sự giúp đỡ của luật sư với một thủ tục tố tụng không hội đủ những tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng.
Các luật sư đại diện cho các nhà tranh đấu chính trị hay tôn giáo phải đương đầu với những quấy rối rất mãnh liệt, ngay cả bắt bớ như trường hợp Lê Công Định. Vào tháng 2 năm 2009, cảnh sát bố ráp văn phòng của luật sư Lê Trần Luật, người bào chữa cho các giáo dân Công Giáo bị bắt trong cuộc cầu nguyện ở Hà Nội vào năm 2008. Nhà cầm quyền tịch thu máy vi tính và các hồ sơ của ông, ngăn cản không cho ông gặp các thân chủ, giam giữ và thẩm vấn ông để ép buộc ông bỏ vụ kiện.
Luật pháp Việt Nam cho phép “giam giữ hành chính” một cách tùy tiện. Dưới Quy Định 44, những nhà bất đồng và những người bị xem như là có hiểm họa đến an ninh quốc gia có thể bị cưỡng bức nhập viện tâm thần hoặc bị giam giữ trong những trung tâm “phục hồi nhân phẩm” của chính phủ.
Những người bán dâm, nạn nhân buôn người, trẻ con vô gia cư, người nghiện hút, và kẻ ăn xin thường bị gom góp và giam giữ không cần trát tòa trong những trung tâm phục hồi nhân phẩm của chính phủ. Họ thường bị đánh đập, cưỡng bách sinh lý, ăn uống không đủ dinh dưỡng, và hầu như không được chăm sóc sức khoẻ, nhất là điều trị cai nghiện cho khoảng 50 ngàn người nghiện ma túy bị giam cầm tại những trung tâm đó.
Điều kiện trong tù rất khắc nghiệt và ngay cả nguy hiểm đến sinh mạng của tù nhân. Trong lúc bị giam trưóc khi ra tòa, có khi kéo dài hơn cả năm, tù nhân thường bị biệt giam trong xà lim đen tối, chật chội, bẩn thỉu, không gường chiếu hay màn chống muỗi. Tù nhân bị tội phải làm những công việc nặng nhọc, đôi khi trong những điều kiện nguy hiểm.
Yếu Tố Quốc Tế Quan Trọng
Với vai trò chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ vào tháng 10, dù dưới áp lực ngoại giao quan trọng đến từ các quốc gia viện trợ hay hội viên của LHQ, Việt Nam đã thể hiện một số ít cố gắng để cải thiện thành tích nhân quyền nghèo nàn của họ hoặc hợp tác với những cơ cấu nhân quyền của LHQ trong năm 2009.
Trong cuộc Phê bình Toàn thể Định kỳ của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ về thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm 2009, quốc gia này bác bỏ 45 khuyến cáo quan trọng từ nhiều quốc gia hội viên khác nhau, điển hình là bãi bỏ giới hạn truy cập mạng Internet, cho phép báo chí độc lập, chấm dứt tra tấn, giam giữ tùy tiện, và án tử hình, và công nhận mọi cá nhân có quyền cổ vũ nhân quyền, biểu tình có trật tự và ôn hoà nơi công cộng, và phát biểu quan điểm của họ.
Một phúc trình vào tháng 9 của Ủy Ban Chống Giam Giữ Tùy Tiện của LHQ đã xác định rằng nhà cầm quyền đã giam giữ 10 nhà đối lập một cách trái phép. Bản phúc trình chỉ trích những điều khoản trong bộ hình luật của Việt Nam là vi phạm những hiệp ước nhân quyền và kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà báo Trương Minh Đức hiện nay đang bị 5 năm tù vì “lạm dụng tự do dân chủ.”
Trong buổi họp thường niên vào tháng 12 năm 2008, các quốc gia viện trợ hứa cho Việt Nam 5 triệu đô la. Trong năm 2009, các quốc gia này bày tỏ quan ngại trong nhiều lãnh vực về nhân quyền với chính phủ Việt Nam, trong đó có việc bắt bớ các nhà bất đồng, kiểm duyệt báo chí và blog, tự do tín ngưỡng, cách đối xử với dân tộc thiểu số, quyền của trẻ em, giam giữ hành chính, và ảnh hưởng trên môi trường và xã hội từ các mỏ bô xít.
Là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam, Hoa kỳ chú tâm vào phát triển thương mại, đầu tư, và quan hệ bảo an với Việt Nam trong khi thúc đẩy quốc gia này cải thiện thành tích về nhân quyền, nhất là về vấn đề tự do báo chí, hình sự hóa các nhà bất đồng ôn hoà, những giới hạn về blog và các nghiên cứu độc lập. Những chủ đề được bàn đến trong cuộc đối thoại quân sự và chính trị trong năm 2009 bao gồm hứa hẹn hợp tác chống ma túy và khủng bố.
Mặc dù với vị thế quan trọng là quốc gia viện trợ lớn nhất và đầu tư lớn thứ ba, Nhật Bản tiếp tục chính sách của họ là không thẳng thừng chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam. Vào tháng 3, Nhật Bản tiếp tục viện trợ và cho Việt Nam vay trở lại sau khi đình chỉ trợ giúp vào năm 2008 vì vụ tham nhũng liên quan đến một trong những dự án của họ.