Thứ Ba 01/19/2010 và con số 41 với sự đắc cử của ông Scott Brown đã thay đổi tất cả.
Hai ngày sau khi ông Scott Brown thắng cử chức vụ Thượng Nghị Sĩ tại bang Commonwealth of Massachusetts, Tổng Thống Obama đã bắt buộc thay đổi chính sách kinh tế vì đảng Cộng Hòa hiện nay có đủ 41 phiếu tại Thượng Viện để ngăn cản bất kỳ đạo luật quan trọng mà họ không thích. Không những vậy, người dân độc lập không nghiêng về bất kỳ đảng nào tại Massachusetts đã bắn tiếng là họ muốn chính phủ Hoa Kỳ phải chú tâm vào kinh tế và quan trọng nhất là chấm dứt tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Thứ Năm, đứng bên cạnh ông Obama khi đề nghị một số giới hạn liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhằm ngăn chặn ngân hàng lớn sẽ gặp phải vỡ nợ nhưng không thể phát mãi được vì quá lớn để bắt buộc ngân hàng Trung Ương phải nhẩy vào cứu chữa là cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương từ năm1979 đến 1987 ông Paul Volcker.
Nhiều ngạc nhiên nhất là ông Timothy Geithner, Tổng Trưởng Ngân Khố, là một cánh tay phải đắc lực về kinh tế từ trước đến nay thì đứng cách khá xa và ông Lawrence H. Summers, cố vấn và là Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, cánh tay phải của ông Obama thì lại đứng cuối về tay trái của Obama. Nhiều người cho rằng đây là sự thất sủng của hai nhân vật này trong nội bộ của Obama. Được biết trong thời gian gần đây, sau những tiết lộ là Timothy Geithner trong thời gian làm Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương tại NewYork đã vi phạm quyền hành khi yêu cầu hãng bảo hiểm AIG giấu một số tin tức về hoạt động của họ không cho Quốc Hội biết cộng thêm với những biện pháp cứu chữa về kinh tế đã quá tốn kém và không hiệu quả cho kinh tế và thất nghiệp thì ông Obama bắt đầu đi tìm biện pháp thứ hai có tên là "Plan B". Theo đó thì "Plan A" của Timothy Geithner chỉ có giúp đỡ cho các ngân hàng giầu có hơn nhưng người dân không được hưởng gì hết mà lại phải è đầu đóng thuế, người dân đã tức giận và kết quả là hai cuộc bầu cử Thống Đôc tại bang New Jersey, Virginia và cuộc bầu cử Thượng Nghị Sĩ tại Massachusetts mặc dầu Tổng Thống Obama thân hành nhẩy vào hỗ trợ nhưng đã không có kết quả.
Biện pháp mạnh "Plan B" của ông Obama về ngân hàng nhằm hạn chế sự làm ăn rất nguy hiểm nhà băng kỳ này được nhiều người cho cái tên là "Volcker Rule" hay "Luật lệ Volcker" được giới thân cận của Nhà Trắng cho biết là ông Obama đã nhìn thấy có tác dụng ngược về biện phát kinh tế của Timothy Geithner. Cách đây một năm, trong khi Paul Volcker đi kắp nước Mỹ phản biện rằng biện pháp cứng rắn đối với ngân hàng thì sẽ có hiệu quả về lâu về dài thì Obama lại trọng dụng phương pháp chi tiêu của Geithner. Trước cuộc bầu cử tại Massachusetts, các thân cận của Obama tiên đoán là nếu cuộc bầu cử vừa qua và vào tháng 11 năm nay nếu Đảng Dân Chủ vẫn còn đứng vững thì chức vụ của Geithner còn có cơ hội đứng vững nhưng nếu thất bại thì ông ta sẽ phải ra đi. Hiện giờ quyết định này vẫn còn bỏ ngỏ nhưng nhìn thấy Obama đang thay đổi biện pháp kinh tế từ phương pháp thẩy tiền qua cửa sổ của Geithner phối hợp với Bernanke - sang biện pháp thắt chặt ngân hàng của Paul Volcker, một thay đổi 180 độ, thì nói rõ là Obama đang lo lắng cho chính sách và sự sống còn của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tháng 11 này.
Điều lo ngại cho biên pháp kinh tế của Tổng Thống Obama không phải từ đảng Cộng Hòa mà từ chính đảng Dân Chủ của ông ta. Ngay sau khi tuyên bố là Obama yêu cầu Quốc Hội, được nắm đa số bởi đảng Dân Chủ, hợp tác với Nhà Trắng ban ra đạo luật này thì nhân vật có quyền hành đứng thứ 3 về kinh tế tại nước Mỹ là dân biểu Barney Frank (Dân Chủ) phản đối mạnh mẽ. Với lời lẽ lịch sự nhưng không đồng ý với Nhà Trắng, Barney Frank nói những đòi hỏi của Nhà Trắng như kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng bao gồm giới hạn qui mô phát triển của ngân hàng và ngăn ngừa hành vi buôn bán gây rủi ro cao như hedging phải đi từ từ. Gần như dân biểu Barney Frank đã bác bỏ biện pháp cấp tốc của Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên nội bộ của đảng Dân Chủ đã có dấu hiệu rạn nứt. Ông ta nói thêm là nếu Obama dùng biện pháp này sẽ tạo ra tình trạng giá trị nhiều ngân hàng bị rơi xuống ngay lập tức tương tự như hồi cuối năm 2008, giá trị của cổ phần nhiều ngân hàng như Citi xuống dưới $1.00 và tạo ra tình trạng hỗn loạn. Dân biểu Barney Frank quyết liệt nói là ông ta sẽ không ủng hộ biện pháp này của ông Obama nếu đi quá lẹ.
Một biến cố quan trọng mới về kinh tế trong tuần là không một ai nghĩ là sự tái bổ nhiệm của ông Ben Bernanke vào chức vụ Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương lại có thể trục trặc nhưng hôm nay thì rất có thể xẩy ra. Hôm thứ Sáu hai Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ - Barbara Boxer và Russ Feingold - chống đối sự tái bổ nhiệm của Tổng Thống Obama. Cho đến hôm nay thì Bernanke được ủng hộ bởi 26 Thượng Nghị Sĩ và 15 Thượng Nghị Sĩ khác nói là họ chống đối. Số còn lại là 59 Thượng Nghị Sĩ chưa tuyên bố là họ sẽ ủng hộ hay không. Tổng Thống Obama đã phải cấp tốc gởi các cố vấn sang Quốc Hội để tìm hậu thuẫn. Mặc dù có thể ông Bernanke được bổ nhiêm nhưng nếu với số chống đối hơn 15% thì The FED sẽ không còn hiệu quả để chống đỡ cho nên kinh tế mong manh hiện nay. Trong lịch sử khi ông Paul Volcker được tái bổ nhiệm năm 1983 với con số 84/16 thì hiệu suất của The FED trong thời gian này được đánh giá là tồi tệ nhất. Chưa kể nếu Bernanke không được tái bổ nhiệm thì nhiều người tiên đoán là Thị trường Chứng Khoán có thể rơi xuống cả ngàn điểm.
Những điều trên là những ám ảnh lo sợ cho Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ của ông ta. Lúc trước khi có cuộc bầu cử tại Massachusetts thì từ The FED cho đến Obama và đảng Dân Chủ bằng mọi cách kìm giữ Thị trường Chứng Khoán đi lên nhằm mục đích hỗ trợ cho những ngân sách chi tiêu rộng lớn như đạo luật Sức Khỏe. Họ nghĩ rằng ít nhất nếu kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục nhưng khi Thị Trường Chứng Khoán đi lên người dân phấn khỏi khi thấy tiền đầu tư, tiền trong Quỹ Hưu Trí đi lên thì tương đối dễ dàng cho họ thông qua những đạo luật họ mong muốn nhưng hiện nay tình thế thay đổi hoàn toàn. Đảng Cộng Hòa có đủ phiếu để ngăn cản, dân chúng phẫn nộ vì ngân hàng trục lợi, thất nghiệp vẫn không đi xuống, không những vậy kinh tế thế giới kể cả Trung Quốc đang cắt giảm thanh khoản tiền tệ và mọi nơi khác trên thế giới đi vào tình trạng suy thoái một lần nữa. Nếu tháng 11 năm nay Tổng Thống Obama vẫn không giữ được niềm tin của dân chúng Mỹ thì Tổng Trưởng Ngân Khố Timothy Geithner sẽ phải ra đi đầu năm 2011. Ông ta sẽ phải ra đi tương tự như trong các nhiệm kỳ của các Tổng Thống trước đây, thường thì sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (mid-term) các Bộ Trưởng không còn được ưa thích nữa có lẽ sẽ phải xin từ chức và có lẽ Timothy Geithner cũng không thoát khỏi cảnh này nếu kinh tế tiếp tục đi vào suy thoái.
Hai ngày sau khi ông Scott Brown thắng cử chức vụ Thượng Nghị Sĩ tại bang Commonwealth of Massachusetts, Tổng Thống Obama đã bắt buộc thay đổi chính sách kinh tế vì đảng Cộng Hòa hiện nay có đủ 41 phiếu tại Thượng Viện để ngăn cản bất kỳ đạo luật quan trọng mà họ không thích. Không những vậy, người dân độc lập không nghiêng về bất kỳ đảng nào tại Massachusetts đã bắn tiếng là họ muốn chính phủ Hoa Kỳ phải chú tâm vào kinh tế và quan trọng nhất là chấm dứt tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Thứ Năm, đứng bên cạnh ông Obama khi đề nghị một số giới hạn liên quan đến hoạt động của ngân hàng nhằm ngăn chặn ngân hàng lớn sẽ gặp phải vỡ nợ nhưng không thể phát mãi được vì quá lớn để bắt buộc ngân hàng Trung Ương phải nhẩy vào cứu chữa là cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương từ năm1979 đến 1987 ông Paul Volcker.
Nhiều ngạc nhiên nhất là ông Timothy Geithner, Tổng Trưởng Ngân Khố, là một cánh tay phải đắc lực về kinh tế từ trước đến nay thì đứng cách khá xa và ông Lawrence H. Summers, cố vấn và là Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, cánh tay phải của ông Obama thì lại đứng cuối về tay trái của Obama. Nhiều người cho rằng đây là sự thất sủng của hai nhân vật này trong nội bộ của Obama. Được biết trong thời gian gần đây, sau những tiết lộ là Timothy Geithner trong thời gian làm Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương tại NewYork đã vi phạm quyền hành khi yêu cầu hãng bảo hiểm AIG giấu một số tin tức về hoạt động của họ không cho Quốc Hội biết cộng thêm với những biện pháp cứu chữa về kinh tế đã quá tốn kém và không hiệu quả cho kinh tế và thất nghiệp thì ông Obama bắt đầu đi tìm biện pháp thứ hai có tên là "Plan B". Theo đó thì "Plan A" của Timothy Geithner chỉ có giúp đỡ cho các ngân hàng giầu có hơn nhưng người dân không được hưởng gì hết mà lại phải è đầu đóng thuế, người dân đã tức giận và kết quả là hai cuộc bầu cử Thống Đôc tại bang New Jersey, Virginia và cuộc bầu cử Thượng Nghị Sĩ tại Massachusetts mặc dầu Tổng Thống Obama thân hành nhẩy vào hỗ trợ nhưng đã không có kết quả.
Biện pháp mạnh "Plan B" của ông Obama về ngân hàng nhằm hạn chế sự làm ăn rất nguy hiểm nhà băng kỳ này được nhiều người cho cái tên là "Volcker Rule" hay "Luật lệ Volcker" được giới thân cận của Nhà Trắng cho biết là ông Obama đã nhìn thấy có tác dụng ngược về biện phát kinh tế của Timothy Geithner. Cách đây một năm, trong khi Paul Volcker đi kắp nước Mỹ phản biện rằng biện pháp cứng rắn đối với ngân hàng thì sẽ có hiệu quả về lâu về dài thì Obama lại trọng dụng phương pháp chi tiêu của Geithner. Trước cuộc bầu cử tại Massachusetts, các thân cận của Obama tiên đoán là nếu cuộc bầu cử vừa qua và vào tháng 11 năm nay nếu Đảng Dân Chủ vẫn còn đứng vững thì chức vụ của Geithner còn có cơ hội đứng vững nhưng nếu thất bại thì ông ta sẽ phải ra đi. Hiện giờ quyết định này vẫn còn bỏ ngỏ nhưng nhìn thấy Obama đang thay đổi biện pháp kinh tế từ phương pháp thẩy tiền qua cửa sổ của Geithner phối hợp với Bernanke - sang biện pháp thắt chặt ngân hàng của Paul Volcker, một thay đổi 180 độ, thì nói rõ là Obama đang lo lắng cho chính sách và sự sống còn của đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử tháng 11 này.
Điều lo ngại cho biên pháp kinh tế của Tổng Thống Obama không phải từ đảng Cộng Hòa mà từ chính đảng Dân Chủ của ông ta. Ngay sau khi tuyên bố là Obama yêu cầu Quốc Hội, được nắm đa số bởi đảng Dân Chủ, hợp tác với Nhà Trắng ban ra đạo luật này thì nhân vật có quyền hành đứng thứ 3 về kinh tế tại nước Mỹ là dân biểu Barney Frank (Dân Chủ) phản đối mạnh mẽ. Với lời lẽ lịch sự nhưng không đồng ý với Nhà Trắng, Barney Frank nói những đòi hỏi của Nhà Trắng như kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng bao gồm giới hạn qui mô phát triển của ngân hàng và ngăn ngừa hành vi buôn bán gây rủi ro cao như hedging phải đi từ từ. Gần như dân biểu Barney Frank đã bác bỏ biện pháp cấp tốc của Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên nội bộ của đảng Dân Chủ đã có dấu hiệu rạn nứt. Ông ta nói thêm là nếu Obama dùng biện pháp này sẽ tạo ra tình trạng giá trị nhiều ngân hàng bị rơi xuống ngay lập tức tương tự như hồi cuối năm 2008, giá trị của cổ phần nhiều ngân hàng như Citi xuống dưới $1.00 và tạo ra tình trạng hỗn loạn. Dân biểu Barney Frank quyết liệt nói là ông ta sẽ không ủng hộ biện pháp này của ông Obama nếu đi quá lẹ.
Một biến cố quan trọng mới về kinh tế trong tuần là không một ai nghĩ là sự tái bổ nhiệm của ông Ben Bernanke vào chức vụ Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Trung Ương lại có thể trục trặc nhưng hôm nay thì rất có thể xẩy ra. Hôm thứ Sáu hai Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ - Barbara Boxer và Russ Feingold - chống đối sự tái bổ nhiệm của Tổng Thống Obama. Cho đến hôm nay thì Bernanke được ủng hộ bởi 26 Thượng Nghị Sĩ và 15 Thượng Nghị Sĩ khác nói là họ chống đối. Số còn lại là 59 Thượng Nghị Sĩ chưa tuyên bố là họ sẽ ủng hộ hay không. Tổng Thống Obama đã phải cấp tốc gởi các cố vấn sang Quốc Hội để tìm hậu thuẫn. Mặc dù có thể ông Bernanke được bổ nhiêm nhưng nếu với số chống đối hơn 15% thì The FED sẽ không còn hiệu quả để chống đỡ cho nên kinh tế mong manh hiện nay. Trong lịch sử khi ông Paul Volcker được tái bổ nhiệm năm 1983 với con số 84/16 thì hiệu suất của The FED trong thời gian này được đánh giá là tồi tệ nhất. Chưa kể nếu Bernanke không được tái bổ nhiệm thì nhiều người tiên đoán là Thị trường Chứng Khoán có thể rơi xuống cả ngàn điểm.
Những điều trên là những ám ảnh lo sợ cho Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ của ông ta. Lúc trước khi có cuộc bầu cử tại Massachusetts thì từ The FED cho đến Obama và đảng Dân Chủ bằng mọi cách kìm giữ Thị trường Chứng Khoán đi lên nhằm mục đích hỗ trợ cho những ngân sách chi tiêu rộng lớn như đạo luật Sức Khỏe. Họ nghĩ rằng ít nhất nếu kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục nhưng khi Thị Trường Chứng Khoán đi lên người dân phấn khỏi khi thấy tiền đầu tư, tiền trong Quỹ Hưu Trí đi lên thì tương đối dễ dàng cho họ thông qua những đạo luật họ mong muốn nhưng hiện nay tình thế thay đổi hoàn toàn. Đảng Cộng Hòa có đủ phiếu để ngăn cản, dân chúng phẫn nộ vì ngân hàng trục lợi, thất nghiệp vẫn không đi xuống, không những vậy kinh tế thế giới kể cả Trung Quốc đang cắt giảm thanh khoản tiền tệ và mọi nơi khác trên thế giới đi vào tình trạng suy thoái một lần nữa. Nếu tháng 11 năm nay Tổng Thống Obama vẫn không giữ được niềm tin của dân chúng Mỹ thì Tổng Trưởng Ngân Khố Timothy Geithner sẽ phải ra đi đầu năm 2011. Ông ta sẽ phải ra đi tương tự như trong các nhiệm kỳ của các Tổng Thống trước đây, thường thì sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (mid-term) các Bộ Trưởng không còn được ưa thích nữa có lẽ sẽ phải xin từ chức và có lẽ Timothy Geithner cũng không thoát khỏi cảnh này nếu kinh tế tiếp tục đi vào suy thoái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét