Sau khi phổ biến bản Phúc Trình Thế Giới Năm 2010, Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên bố rằng bản án và hình phạt nặng nề tuần này dành cho bốn nhà tranh đấu dân chủ người Việt bao gồm luật sư bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Lê Công Định đã làm nổi bật bầu không khí đàn áp chính trị càng khắc nghiệt ở Việt Nam.
Với 612 trang, Phúc Trình Thế Giới Năm 2010, bản phê bình thường niên thứ 20 của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền về áp dụng thực tiễn nhân quyền đã tóm tắt các chiều hướng nhân quyền quan trọng trong hơn 90 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. Bản phúc trình cho biết ở Việt Nam trong năm 2009, nhà cầm quyền đã bắt bớ và giam tù hàng chục người tranh đấu cho dân chủ có liên quan đến những đảng đối lập, những blogger độc lập, những người tranh đấu bảo vệ quyền sở hữu đất đai, và những tín đồ của các hội đoàn tôn giáo không được thừa nhận.
Ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Á Châu của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền cho biết “Theo cách đối xử với các nhà phê bình ôn hòa, chính quyền Việt Nam dường như nhất quyết muốn được nổi tiếng như là một trong những quốc gia đàn áp nhất ở Á Châu. Chúng tôi sẽ hoàn toàn vui sướng nếu nhà nước Việt Nam chứng minh là chúng tôi nhầm lẫn, nhưng không có dấu hiệu nào là họ sẽ nương tay gia tăng đàn áp khắt khe các nhà bất đồng chính kiến.”
Để sửa soạn cho đại hội then chốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 2011, Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền lo ngại là chính quyền Việt Nam sẽ gia tăng chiến dịch bịt mồm những người phê bình chính phủ và kiềm chế bất an xã hội trong cố gắng dập tắt mọi thử thách tiềm tàng cho chế độ độc đảng của họ.
Ngấm ngầm sau lưng dư luận, trong năm 2009, cảnh sát đã đàn áp những nông dân biểu tình chống cướp đất ở đồng bằng sông Cửu Long, các giáo dân Công Giáo phản đối chính phủ tịch thu đất đai nhà cửa của nhà thờ, và các nhà hoạt động người Thượng Du ở Cao nguyên Trung phần khi họ kháng cự chính phủ kiểm soát nhà thờ.
Bốn nhà hoạt động cổ vũ dân chủ vừa mới bị kết án là các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Họ bị xử ở thành phố Hồ Chí Minh vào hôm 20 tháng Giêng với hình phạt từ 5 đế 16 năm tù. Họ bị bắt vào tháng 5 và tháng 6 năm ngoái vì cho là có liên hệ với Đảng Dân Chủ Việt Nam. Họ bị tố cáo là “cấu kết” với các nhà dân chủ người Việt nước ngoài để thiết lập những trang mạng chống chính quyền, đăng những bài phê bình trên mạng Internet, và kích động bất an xã hội, và họ bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Ông Trần Anh Kim, người thứ năm, bị xử năm năm rưỡi án tù theo Điều 79 vào ngày 28 tháng 12 năm ngoái.
Vào hôm 14 và 15 tháng Giêng, toà án tỉnh Gia Lai đã xử hai giáo dân người Thượng Du 9 và 12 năm tù vì bị kết án tổ chức một hệ thống “nằm vùng phản động” vi phạm chính sách đoàn kết quốc gia.
Ông Adams tuyên bố “Các chính phủ tôn trọng nhân quyền nên lên tiếng để bảo vệ các nhà hoạt động dân chủ và những người tranh đấu cho nhân quyền ôn hòa ở Việt Nam và đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải tuân thủ những cam kết với quốc tế. Trong những năm vừa qua, các quốc gia viện trợ cho Việt Nam đã quá thờ ơ về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam cho biết rằng họ sẽ không bao giờ thành công nếu không có sự ủng hộ đồng nhất từ các quốc gia có ảnh hưởng.”
Theo bản Phúc Trình Thế Giới, trong năm 2009, tòa án ở Việt Nam đã xử tù ít nhất 20 người chỉ trích chính phủ và những người hoạt động Công Giáo độc lập về tội liên quan đến an ninh quốc gia rất mơ hồ. Họ bao gồm 9 nhà đối kháng ở Hà Nội và Hải Phòng bị kết án vào tháng 10 năm ngoái vì phân phát truyền đơn chống chính phủ theo Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự. Bản án có hy vọng bị Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao giữ nguyên trong cuộc điều trình tuần này cho dù Ủy Ban Chống Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết năm ngoái rằng 5 trong số người đó bị giam giữ một cách tùy hứng.
Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền cho hay hằng trăm nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hoà đang bị cầm tù lâu dài ở Việt Nam. Tự do tín ngưỡng đi xuống trong năm 2009. Chính quyền nhắm hại các nhà lãnh đạo tôn giáo và tín đồ khi họ cổ vũ nhân quyền, tự do tín ngưỡng, và đền bù tương xứng cho tranh chấp đất đai. Đã có những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng ngàn tín đồ Công Giáo ở Quảng Bình vì họ chống đối chính quyền chiếm đoạt bất động sản của nhà thờ, và dân côn đồ được chính phủ thuê mướn để giải tán các tín đồ của Thầy Thích Nhất Hạnh, một tu sĩ Phật Giáo nổi tiếng cổ vũ cho tự do tín ngưỡng nhiều hơn.
Ở Cao nguyên Trung phần, chính phủ tiếp tục giam giữ con chiên Công Giáo người Thượng Du bị nghi ngờ thuộc về các nhà thờ tại gia không đăng ký mà chính phủ gán cho là có ý định lật đổ chính quyền, tổ chức biểu tình đòi quyền đất đai, hay đưa tin về vi phạm nhân quyền cho các nhà hoạt động dân chủ nước ngoài. Trong vài trường hợp, cảnh sát dùng roi điện và đánh đập các dân Thượng Du khi họ từ chối hứa gia nhập nhà thờ quốc doanh.
Vào tháng 5 năm ngoái, trong cuộc duyệt lại những thành tích về nhân quyền bởi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã thách thức bác bỏ những khuyến cáo từ các quốc gia hội viên cho phép các đoàn thể và cá nhân trong nước được cổ động nhân quyền, phát biểu ý kiến, và bày tỏ bất đồng chính kiến công khai. Chính phủ Việt Nam cũng từ chối mời những những chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đến thăm Việt Nam để theo dõi tự do tín ngưỡng, phát biểu chính kiến, tra tấn, và bạo hành đàn bà.
Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền tuyên bố rằng thái độ thù nghịch của chính quyền Việt Nam đối với tự do phát biểu và những nhân quyền căn bản khác không phải là điều hay cho Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Việt Nam đang làm quốc gia chủ tịch. Họ đã ký vào Hiến Chương ASEAN, một thỏa ước có hiệu lực về pháp luật đòi hỏi các quốc gia hội viên phải “củng cố dân chủ, nâng cao hành chính tốt đẹp, bảo vệ và khuyến khích nhân quyền và các tự do căn bản.”
Ông Adams kết luận “Khi họ bỏ tù các người tranh đấu cho nhân quyền, các nhà hoạt động dân chủ, và các người bất đồng chính kiến trên mạng một cách ôn hòa, chính phủ Việt Nam rõ ràng đang thất hứa với ASEAN và cộng đồng thế giới.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét